RSS

_NẤM BÀO NGƯ BỐN MÙA_ Trang trại:142/3A, Tân Hiệp, H.Hóc Môn,TP.HCM. Điện thoại:(08)62.860086 Hotline:0904.423.870

HÀM LƯỢNG TRONG NẤM

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA NẤM BÀO NGƯ


Các loài nấm bào ngư pleurotus là nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý giá với hàm lượng protein cao tới 33 – 43% sinh khối khô, thành phần acid amin phong phú, có đủ các acid amin không thay thế; bên cạnh đó là các thành phần gluxit, vitamin, khoáng chất, acid béo (chủ yếu là acid không no, acid hữu cơ…). Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu…
Do đặc tính khác biệt với thực vật và cả động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản nên nấm được xếp vào một giới riêng. Với vị ngọt đậm, thân nấm giòn, dai; nấm bào ngư chế biến được nhiều món ăn từ chay đến mặn nên được mệnh danh là thứ thực phẩm vừa là “rau sạch” mà cũng vừa là “thịt sạch”.
Đối với món chay thì nấm bào ngư được dùng để nấu các loại canh, lẩu, phở… hoặc làm món xào, kho… đều giúp cho món ăn ngọt đậm đà một cách tự nhiên. Đối với món mặn thì nấm bào ngư là thành phần không thể thiếu trong hầu hết các loại lẩu. Còn với món xào thì nấm bào ngư làm tăng thêm hương vị của hải sản, thịt thà.
Không gì thú vị cho bằng ngày cuối tuần được thư giãn lai rai với người thân bằng món lòng gà xào nấm bào ngư nóng hổi, ngon lành do chính tay bà xã chế biến.

Đạm 
Phân tích trên nấm cho thấy, nấm có hàm lượng đạm cao, hàm lượng đạm  nấm bào ngư xám là 10,5 -30,4%, bào ngư mỏng là 9,9 - 26,6%. Nấm có đầy đủ các acid amin thiết yếu như: isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin, valin, tryp-tophan, histidin. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucin, ít tryptophan và methionin. Ngoài ra, tùy theo cơ chất  trồng nấm mà hàm lượng đạm có thay đổi. Nhìn chung, lượng đạm của nấm chỉ đứng sau thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc như khoai tây (7,6%), bắp cải (18,4%), lúa mạch (7,3%) và lúa mì (13,2%).

Chất béo
Chất béo có trong nấm chiếm từ 1 - 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid và triglyceride, serol, sterol ester, phos - phor lipid và có từ 72 - 85% acid béo thiết yếu chiếm từ 54 -76% tổng lượng chất béo, ở bào ngư  là 62,94%.

Carbohydrat và sợi
Tổng lượng Carbohydrat và sợi:  chiếm từ 51 - 88% trong nấm tươi và khoảng 4 - 20% trên trọng lượng  nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Trehalose là một loại “đường của nấm” hiện diện trong tất cả  các loại nấm, nhưng chỉ có ở nấm non vì nó bị thủy giải thành glucose khi nấm trưởng thành. Polysaccharid tan trong nước từ quả thể nấm luôn luôn được chú ý đặc biệt vì tác dụng chống ung thư của nó. Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n–acetylglucosamin, cấu tạo nên vách của tế bào nấm. Sợi chiếm từ  7,5 - 17,5% ở nấm bào ngư.
Vitamin
Nấm có chứa một số vitamin như: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitaminC)...
Khoáng chất: Nấm ăn là nguồn cung cấp chất khoáng cần thiết cho cơ thể. nguồn này lấy từ cơ chất trồng nấm, thành phần chủ yếu là kali, kế đến là phosphor, natri, calci và magnesium, các nguyên tố khoáng này chiếm từ 56 - 70% lượng tro. Phosphor và calcium trong nấm luôn luôn cao hơn  một số loại trái cây và rau cải. Ngoài ra còn có các khoáng khác như sắt, đồng, kẽm, mangan, cobalt...
Giá trị năng lượng của nấm: Được tính trên 100 g nấm khô. Phân tích của Crisan & Sands; Bano & Rajarathnam cho kết quả nấm bào ngư  xám 345 - 367 Kcal;  nấm bào ngư mỏng 300 - 337 Kcal; Bào ngư trắng 265 - 336 Kcal.

Lên đầu trang
Xuống cuối trang